Chó bị bệnh tiểu đường rất khó để phát hiện ra hoặc rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh sỏi thận. Đọc ngay bài viết này của EuroChef để biết chó nhà bạn có đang bị tiểu đường hay không và thức ăn cho chó bị tiểu đường giúp giảm tình trạng bệnh tình.
Dấu hiệu nhận biết chó nhà bạn bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường ở chó không dễ nhận biết bằng mắt thường. Bạn hãy quan sát hành vi của cún nếu giống các biểu hiện dưới đây cần đưa cún đến thăm khám tại bác sĩ thú y chuyên môn cao:
– Luôn đói và thèm ăn, uống nước và đi ngoài nhiều.
– Ít vận động hơn trước và ngủ nhiều hơn.
– Chân sau của thú cưng yếu hơn.
– Hơi thở có mùi hăng bất thường.
– Có biểu hiện chán ăn, sụt cân nhanh.
Nếu cún nhà bạn có hơn 3 trong những dấu hiệu trên hãy lập tức đưa chúng đến trạm cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chuẩn đoán bệnh sớm nhất!
Nguyên nhân khiến chó bị tiểu đường
Sau khi đã xác định được chó nhà bạn đang bị tiểu đường, hãy cùng EuroChef tìm hiểu nguyên nhân tại sao khiến cún yêu gặp phải căn bệnh này. Từ đó bạn có thể tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất với pet.
Tuyến tụy sản xuất insulin để kiểm soát lượng đường tại một số chú chó bị thay đổi hoocmon cơ thể gây nên hiện tượng rối loạn tiêu thụ đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường ở chó.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở chó thường xuất phát từ chế độ ăn uống chưa khoa học, tần suất vận động còn ít. Dưới đây là những nguyên nhân làm cho cún cưng của bạn bị tiểu đường.
Tình trạng cơ thể
Chó bị béo phì thừa cân có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường.
Tuổi
Ở mọi lứa tuổi chó đều có thể bị mắc bệnh tiểu đường nhưng điều này thường xảy ra nhiều nhất ở những chú chó 8 tuổi trở lên.
Giới tính
Những cá thể cái có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với cá thể đực.
Nòi giống
Những giống chó như Samoyed, Schnauzer, chó lông xù và Bichon Frize dễ mắc các bệnh về tiểu đường.
Các yếu tố khác
Thay đổi nội tiết tố, stress. Các yếu tố như môi trường sống và chế độ ăn uống chưa hợp lý.
Bệnh di truyền, béo phì, viêm tụy mãn tính…
Nếu không may cún nhà bạn bị mắc bệnh tiểu đường cũng đừng vội lo lắng. EuroChef sẽ chỉ bạn các cách điều trị bệnh tiểu đường ở chó giúp cún cưng nhanh chóng phục hồi trạng thái sức khỏe bình thường sớm nhất.
Các cách điều trị bệnh tiểu đường ở chó tốt nhất
Sau khi đã biết được nguyên nhân gây ra bệnh bạn cần thiết lập những thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh cho cún cưng. Cụ thể là thức ăn cho chó bị tiểu đường lành mạnh kết hợp với tập luyện đều đặn mỗi ngày giúp lượng đường trong máu luôn ổn định.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa đái tháo đường ở chó, tuy nhiên người nuôi có thể làm giảm tình trạng bệnh ở thú cưng bằng cách kiểm soát lượng insulin trong cơ thể chúng.
Điều trị cho chó bị tiểu đường bằng insulin
Việc điều trị chó bị tiểu đường bằng cách tiêm insulin có thể được tiến hành tại nhà 2 lần/ngày mỗi mũi cách nhau 12 giờ. Chủ nhân cần lưu ý khi tiến hành điều trị bằng insulin cho chó bị tiểu đường:
Sử dụng liều lượng và nồng độ insulin cho cún theo chri định của bác sĩ thú y.
Kết hợp tiêm insulin và thức ăn cho chó bị tiểu đường phù hợp.
Tăng cường các bài tập phát triển khối cơ bắp giúp pet cải thiện phản ứng trong việc điều trị bằng insulin. Thời gian tối thiểu là 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút tùy thuộc vào giống chó.
Chế độ ăn cho chó bị tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe của thú cưng, đặc biệt đối với những chú cún bị tiểu đường. Cân bằng các thức ăn cho chó bị tiểu đường EuroChef trong khẩu phần ăn giúp chúng có được một cuộc sống khỏe mạnh hơn và hạnh phúc.
Để có thể xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với thú nuôi bạn cần nắm rõ tình trạng và triệu chứng bệnh của chó bị tiểu đường. Thức ăn cho chó bị tiểu đường cần có nhiều chất xơ với lượng đường thấp sẽ làm hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp kích thích tiết insulin.
Bạn cũng có thể cho chó bị tiểu đường ăn thức ăn thức ăn cho chó bị tiểu đường EuroChef dạng hạt khô với liều lượng vừa phải. Chế độ ăn cho chó kết hợp thực phẩm tươi với thức ăn hạt giúp cún nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Cho chó bị tiểu đường ăn uống hợp lý, tốt nhất là ăn 2 lần/ngày trước khi tiêm insulin. Theo dõi bất kỳ những thay đổi nào từ lượng nước, thức ăn cho chó bị tiểu đường, trọng lượng, nước tiểu, đây đều là dấu hiệu cho thấy tình trạng của thú cưng trong việc kiểm soát bệnh.
Thường xuyên cho chó bị bệnh tiểu đường đi khám định kỳ để được điều trị kịp thời từ bác sĩ thú y. Nắm rõ tình trạng bệnh tình giúp bạn có thể lên chế độ ăn cho chó bị bệnh chuẩn nhất!