Giun sán ở chó có tới 5 loại giun và kèm theo các dấu hiệu bệnh khác nhau. Mỗi một loại bệnh giun sán ở chó sẽ có cách chữa trị khác nhau và sau đây EuroChef sẽ chỉ bạn trong bài viết này.
Các loại giun ở chó
Bệnh giun sán ở chó được gây ra bởi nhiều loại giun sán khác nhau. Mỗi một loại giun sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau và triệu chứng để nhận biết chó bị nhiễm giun sán cũng sẽ khác nhau.
Để có thể điều trị dứt điểm được loại bệnh này bạn cần phải xác định được loại giun sán dựa trên các triệu chứng và sử dụng phương pháp xét nghiệm. Dưới đây là các bước người nuôi cần làm nếu phát hiện chó nhà bạn đang có dấu hiệu bị bệnh giun sán ở chó.
Quan sát giun sán có trong phân của cún cưng, nếu không thể tự xác định được trong việc nhận dạng giun sán bạn có thể thu mẫu giun sán vào hộp đựng có nắp vặn rồi mang đến cơ sở thăm khám thú ý để xác định.
Một số loại giun sán gây bệnh tật nghiêm trọng cần phải được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu của chú cún mới cho kết quả chính xác.
Sau khi đã xác định được chú cún nhà bạn đang bị bệnh giun sán ở chó do loại giun nào gây ra thì bước tiếp theo người nuôi cần làm đó là chữa trị để chấm dứt tình trạng này ở thú cưng.
Triệu chứng chó bị nhiễm giun sán
Biểu hiện ở các chú chó bị bệnh giun sán rõ nhất là sức khỏe giảm sút, cơ thể gầy còm, ốm yếu, hay bị tiêu chảy, nôn ói, bỏ bữa không có nhu cầu ăn uống, ăn ít. Chó bị mắc giun sán bụng sẽ cứng và phình to hơn bình thường.
Các dấu hiệu rõ rệt hơn đó là chó đi ngoài ra máu, bị táo bón, trong phân có giun. Những trường hợp nặng hơn sẽ kèm theo cơn co giật, bị run rẩy, khó thở. Nếu cún bị bệnh nặng bạn cần đưa cún ngay tới bác sỹ thú y để thăm khám.
Giun đũa ở chó
Nếu chó bị giun đũa chúng sẽ ăn ít hơn so với ngày thường. Chó bị giun đũa sẽ thường xuyên bỏ ăn, bị thiếu máu và sụt cân. Đối với chó con khi chưa được tẩy giun đũa sẽ bị suy dinh dưỡng khiến chúng chậm lớn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giun sán ở chó là khi đi ngoài có giun lẫn vào phân hoặc chúng sẽ nôn ra giun. Cơ thể của chó bệnh sẽ gầy còm nhưng bụng phình to bất thường.
Tình trạng chó bị giun đũa người nuôi cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để xét nghiệm lâm sàng sau đó sẽ có phương án điều trị thích hợp từ bác sĩ.
Phương pháp tẩy giun cho chó đúng cách
Thông thường các chú chó sẽ không thích việc phải uống thuốc và thường phản kháng lại mãnh liệt.
Cách để cho thú cưng chịu uống thuốc đó là đặt viên thuốc vào bên trong đồ ăn của chúng. Khi ăn chó thường đớp và nuốt thẳng thức ăn do đó thuốc sẽ dễ dàng được chúng tiêu hóa.
Có một số chú chó sẽ nhận ra thuốc có trong đồ ăn lúc này người nuôi sẽ phải đặt thuốc trực tiếp thuốc vào miệng chúng. Cách khác để chó có thể uống được thuốc là nghiền nhỏ viên thuốc và trộn chung với thức ăn của chúng.
Sau khi tẩy giun cho chó xong người nuôi nên an ủi thú cưng có thể cảm nhận được sự quan tâm từ chủ nhân. Sau 24h thuốc sẽ tan đi lúc này cơ thể chúng mới có những chuyển biến tốt và ăn uống bình thường trở lại.
Trong trường hợp sau 24 giờ tình trạng cún cưng vẫn chưa khả quan không muốn ăn uống bạn cần đưa cún đến chỗ bác sĩ thú y để được xác định tình trạng sức khỏe.
Việc tẩy giun cho chó là việc làm thiết yếu và cần được thực hiện theo đúng định kỳ. Chó bị mắc giun sán sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa điều này sẽ khiến chúng ăn ít hoặc bỏ ăn… cơ thể cũng sẽ mệt mỏi hơn.
Dù là trường hợp hiếm gặp bệnh giun sán ở chó có thể gây ảnh hưởng đến phế quản và phổi gây tử vong cho chó nếu không chữa trị kịp thời. Cách bảo vệ sức khỏe cho cún cưng tốt nhất là tiêm phòng, tẩy giun, cho chúng ăn thực phẩm tươi sạch và sống trong môi trường thoáng mát. Các đồ vật của chó cũng phải được vệ sinh, đặc biệt là chỗ ngủ, chỗ đi vệ sinh của chó.
Qua những thông tin trên mà EuroChef thông tin tới bạn mong là sẽ có ích trong quá trình chăm sóc và chữa trị bệnh giun sán ở chó!