Nhiễm trùng máu ở chó là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Bài viết dưới đây sẽ đưa tới cho bạn những thông tin cần biết về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh nó.
Bệnh nhiễm trùng máu ở chó là gì?
Bệnh nhiễm trùng máu ở chó bệnh khá phổ biến, nhưng hầu hết hệ thống miễn dịch của những chú chó khỏe mạnh có thể chống lại căn bệnh này trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Khi hệ thống miễn dịch của chó bị tổn hại hoặc không đủ sức đề kháng, vi khuẩn sẽ sinh sôi và dẫn đến nhiễm trùng máu. Khi đã hình thành bệnh, nhiễm trùng máu trở thành một căn bệnh nghiêm trọng đến mức có thể giết chết khoảng 50% số chó nhiễm bệnh.
Nguyên nhân nhiễm trùng máu ở chó
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm trùng máu ở chó là do virus Rickettsia tấn công vào hồng cầu và bạch cầu của chó. Virus này có thể xâm nhập vào cơ thể chó trong quá trình vệ sinh răng miệng định kỳ hoặc khi chú chó của bạn bị chó khác cắn bị thương.
Nhiễm ve chó, bọ chét chứa virus tại môi trường ẩm ướt là một trong những nguyên nhân mang đến nguồn bệnh cho chó.
Chó cũng có thể bị nhiễm trùng máu qua các bệnh lý khác. Điển hình như, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tụy, tiểu đường, suy thận và suy gan,… khi không được điều trị cẩn thận rất dễ dẫn đến việc chó bị nhiễm khuẩn huyết vào máu.
Ngoài ra, một nguyên nhân rất phổ biến gây ra bệnh nhiễm trùng máu ở chó là do nhiễm khuẩn qua các vết cào, cắn của những chú chó nhiễm bệnh khác.
Bất kỳ tác nhân nào gây ảnh hường đến hệ thống miễn dịch đều có nguy cơ khiến chó bị nhiễm trùng máu.
Xem thêm:
- Bệnh Parvo ở chó nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu và cách phòng ngừa
- Các loại giun sán ở chó: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Các dấu hiệu chó bị nhiễm trùng máu
Để nhận biết chó có bị nhiễm trùng máu hay không, hãy quan sát các biểu hiện thường ngày của chó. Khi bệnh mới ở giai đoạn nhiễm khuẩn máu, hầu hết các chú chó đều có các dấu hiệu như:
- Nôn mửa
- Bệnh tiêu chảy
- Chán ăn
- Hôn mê và có thể bị trầm cảm
Sau một thời gian, nếu hệ miễn dịch của chó không thể tự kháng lại, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng máu. Bạn có thể thấy chú chó của mình có các biểu hiện sau:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Nướu răng nhợt nhạt
- Mạch nhanh
- Thở gấp hoặc thở nông
- Đường huyết thấp
- Mất phương hướng
Các dấu hiệu này có thể xuất hiện dần dần hoặc rất nhanh, tuỳ vào khu vực nhiễm khuẩn. Căn bệnh này rất nguy hiểm, vì vậy, nếu thấy chó có các dấu hiệu trên cần đưa ngay đến bác sĩ thú y để được tư vấn và hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng phải theo dõi, tìm ra tác nhân gây bệnh và xử lý tận gốc để kịp thời ngăn chặn và tránh cho chú chó của bạn bị nhiễm lại.
Các biện pháp điều trị nhiễm trùng máu ở chó
Nhiễm trùng máu có thể do rất nhiều nguyên nhân khó xác định. Vậy nên khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, chúng ta cần có biện pháp điều trị theo từng triệu chứng của chó.
Truyền dịch hỗ trợ
Điều trị nhiễm trùng huyết ở chó thường bắt đầu bằng việc hỗ trợ khẩn cấp vì nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong rất cao. Nếu chó bị sốc nhiễm trùng, chúng có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Đặc biệt, nếu chúng bị mất nước do nôn mửa và tiêu chảy thì việc truyền dịch là vô cùng cần thiết. Điều này cũng giúp khôi phục chất điện giải mà những chú chó bị mất trong quá trình nhiễm bệnh.
Bạn có thể lắp ống cho ăn cho những con chó không thể ăn uống do triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa gây ra.
Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở chó. Tùy theo tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ thú y có thể kê đơn các loại thuốc kháng sinh chuyên khoa đặc hiệu.
Thuốc co mạch, thuốc tăng lưu lượng máu đến các cơ quan và thuốc phục hồi huyết áp là một số loại phổ biến.
Phẫu thuật
Khi bệnh phát triển đến một giai đoạn nhất định, các ổ áp xe có thể hình thành gây đau đớn cho những chú chó. Lúc này, chú chó vô cùng yếu ớt và gần như không thể ăn uống, đi lại được nữa.
Đây là giai đoạn bệnh đã trở nặng và có thể lấy đi tính mạng của chú chó bất cứ lúc nào. Vậy nên, đừng chần chừ, bạn hãy đưa chó đến phòng khám thú y ngay để các bác sĩ thú y thăm khám và xử lý ổ áp xe kịp thời cho chó.
Nếu ổ áp xe được tìm thấy, chú chó mắc bệnh sẽ cần được phẫu thuật cắt bỏ nó. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc và gợi ý cho bạn những loại thức ăn mềm cho chó để hệ tiêu hóa có thêm thời gian chữa lành.
Khi đưa chó về nhà, chủ nuôi vẫn cần nâng cao đề phòng các dấu hiệu của sốc nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác. Vì tỷ lệ tử vong do bệnh lý này rất cao, có nhiều chú chó đã được điều trị nhưng vẫn không thể chống chọi được. Sau phẫu thuật, bạn cần cho chó nghỉ ngơi vài tuần, theo dõi sát sao và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y cho đến khi chúng hồi phục hoàn toàn.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh
Tránh để chó tiếp xúc với ve, bọ chét: Vì ve và bọ chét là nguồn vật trung gian chủ yếu gây bệnh nhiễm trùng máu ở chó, nên việc ngăn ngừa chúng là biện pháp phòng bệnh cần ưu tiên. Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay để ngăn ngừa ve và bọ chét cho chó, nếu cần thiết có thể nhờ bác sĩ thú y để được hướng dẫn lựa chọn nếu cần.
Giữ những chú chó không bị căng thẳng: Chủ nhân của những chú chó nên dành nhiều thời gian để chơi đùa, dắt chó cưng của mình đi dạo. Điều quan trọng là giữ cho tâm trạng của chúng luôn lạc quan, vui vẻ, đừng khiến chúng trầm cảm, buồn bả. Nếu những chú chó không bị căng thẳng, hệ miễn dịch của chúng cũng sẽ khó bị tấn công. Từ đó khả năng mắc bệnh nhiễm trùng máu cũng thấp hơn những chú chó thường bị chủ nhân ghẻ lạnh.
Giữ vệ sinh môi trường sống: Khu vực xung quanh nhà cần được quét dọn sạch sẽ để loại bỏ khu vực có bọ ve sinh sống. Kiểm soát không gian đi lại và hạn chế tiếp xúc với chó hoang là điều chủ nhân những chú chó cần làm. Một môi trường sống lành mạnh sẽ giúp những chú chó tránh xa được không chỉ nhiễm trùng máu mà còn là những căn bệnh nguy hiểm khác.
Khám bệnh định kỳ: Một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu cho những chú chó dễ thương của bạn chính là cho chúng đi khám bệnh định kỳ. Việc này sẽ giúp nguồn bệnh được phát hiện kịp thời (nếu có) từ đó nhanh chóng có được kế hoạch điều trị thích hợp. Cũng như có các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch của chó làm bệnh nhiễm trùng khó có thể xâm nhập gây hại cho thú cưng.
Qua bài viết trên, Eurochef đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về bệnh nhiễm trùng máu của chó. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và giúp cho chú chó của bạn có hệ thống miễn dịch tốt có thể phòng chống được bệnh và phát triển khoẻ mạnh nhé.